ky-nang-doc-hieu-tieng-phap
ky-nang-doc-hieu-tieng-phapky-nang-doc-hieu-tieng-phap

Nhiều bạn rất sợ bài đọc hiểu (Nói nhỏ là tôi cũng từng thế, và bài viết này dành cho bạn đó). Tuy nhiên, việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu lại rất đơn giản và thú vị đấy nhé. Từ việc rất nhỏ như thay đổi không gian đọc, cách đọc cũng giúp bạn cải thiện đáng kể kỹ năng này và tự cảm thấy chuyện này hay ho hơn nhiều.


Phương pháp 1: Hiểu văn bản

GIẢM THIỂU SỰ MẤT TẬP TRUNG TỪ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bước đầu tiên để cải thiện kỹ năng đọc hiểu là tìm một không gian giúp bạn tập trung, loại bỏ mọi yếu tố khiến bạn phân tâm và tắt các thiết bị điện tử để tránh những thông báo xuất hiện làm phiền bạn:

  • Tắt TV, nhạc trong không gian bạn đang ngồi. Nếu đang dùng điện thoại, tắt, cài chế độ rung và để nó ở chỗ mà bạn sẽ không thể bị phân tâm bởi những thông báo.
  • Nếu không thể loại bỏ tất cả yếu tố trên ở trong không gian làm việc, hãy tìm một nơi khác. Đến thư viện, phòng học hoặc thậm chí… nhà vệ sinh, bất kỳ nơi nào bạn tìm thấy sự yên tĩnh.
  • Nếu cảm thấy bị làm phiền, thử nghe nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời.

THỬ LUYỆN TẬP VỚI NHỮNG BT CAO HƠN ĐỘ CỦA BẠN

Hãy đọc một bài viết ở trình độ cao với một người mà bạn có thể thoải mái thảo luận cùng. Hoặc nhờ giáo viên đưa ra những câu hỏi trọng tâm về nội dung chính của bài viết để bạn có thể hình dung nội dung. Sau khi đọc, tóm tắt những gì bạn hiểu cho họ nghe và cùng trả lời, thảo luận về nội dung của bài.Người đó có thể là giáo viên, bạn hoặc bố mẹ, miễn là họ biết tiếng Pháp, có thể trò chuyện và đặt câu hỏi cho bạn, hãy cùng thảo luận về một bài đọc khó với họ. Điều này có thể gíup bạn thảo luận nhiều hơn về văn bản nếu như có bất kỳ khó khăn gì trong việc hiểu văn bản.

  • Nếu bạn nhờ thầy cô, hãy nhờ họ đưa ra một vài câu hỏi quan trọng để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về văn bản và sau đó giúp bạn trả lời những câu hỏi.
  • Tóm tắt những gì đã đọc với người đó, nhờ họ đặt vài câu hỏi. Nếu không trả lời được, hãy đọc kỹ lại bài để tìm cho tra câu trả lời.
  • Nếu bạn đọc một bài văn khó, thử lên mạng tìm kiếm những đoạn tóm tắt hoặc câu hỏi đọc hiểu.

ĐỌC THÀNH TIẾNG

Đọc thành tiếng là một phương pháp cực kỳ hữu dụng giúp bạn đọc chậm lại và hiểu nhiều hơn, có thời gian phân tích những gì bạn đang đọc. Hơn nữa, đọc thành tiếng cho phép bạn nhìn những con chữ trên trang giấy (việc học thông qua hình ảnh), đồng thời nghe âm thanh (việc học thông qua âm thanh)

  • Nếu bạn thấy dễ hiểu hơn khi nghe đọc một đoạn văn, đừng ngại mà đọc thành lời. Tất nhiên, bạn, bạn muốn đọc sách hơn là nghe sách, nhưng điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng hiểu rất nhiều.
  • Đối với trẻ em, đối tượng có nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu, tốt hơn hết là không nên yêu cầu chúng đọc thành tiếng trước mặt người khác để tránh những tình huống xấu hổ có thể xảy ra.
  • Chuẩn bị tay, bút chì hoặc giấy nhớ để ghi lại những từ nghe được. Bằng cách này, bạn buộc phải tập trung để có thể hiểu những gì bạn đang đọc.

ĐỌC LẠI BÀI VĂN ĐỂ HIỂU KỸ HƠN

Đôi khi, trong khi đọc, bạn đọc một đoạn hoặc một câu đến đoạn cuối và nhận ra rằng bạn không nhớ mình vừa đọc gì. Chuyện thường ở phố huyện thôi! Nếu bị như vậy, đừng ngại đọc lại đoạn trước đó để nhớ và hiểu hơn.

  • Nếu bạn không hiểu vấn đề ngay từ lần đầu, đọc lại thật chậm lần hai và chức chắn rằng bạn đã hiểu nó trước khi đọc tiếp.
  • Đừng quên rằng nếu bạn không hiểu hoặc không nhớ những gì đã đọc, sẽ rất khó để đọc hết tài liệu

Phương pháp 2: Phát triển kỹ năng đọc

Bắt đầu với việc đọc từ mức độ phù hợp đến nâng cao

Mức độ bài đọc phù hợp là mức độ mà bạn vừa cảm thấy dễ hiểu nhưng cũng có một chút khó khăn. Thay vì bắt đầu với những thứ khó, hãy đọc những thứ bạn có thể hiểu để phát triển kỹ năng đọc hiểu cơ bản.

  • Trong khi đọc bài ở trình độ phù hợp, bạn không cần phải quá tập trung vào từng từ mà đọc đi đọc lại một câu. Nếu bạn thấy khó hiểu, thì có thể bài đọc đó không phù hợp với trình độ của bạn.
  • Thử làm bài test trên mạng để biết mình đang ở tầm nào
  • Nếu bạn phải đọc để học và nếu cuốn sách đó hơi khó so với bạn, hãy cứ tiếp tục đọc nhưng đồng thời tìm đọc thêm những cuốn dễ hiểu hơn.

Cải thiện vốn từ vựng để hiểu rõ hơn

Nếu bạn không biết nghĩa của một từ, thật khó để cải thiện kỹ năng đọc hiểu. Bạn nên trau dồi vốn từ vựng phù hợp với mục tiêu công việc, học hành 2-3 lần/tuần.

  • Sửu dụng từ điển khi đọc, nó sẽ giúp bạn tra cứu và ghi chú lại những định nghĩa mới mà bạn chưa biết. Điều này sẽ hơi mất thời gian nhưng đó không phải vấn đề.
  • ĐỌc nhiều sách. Đôi khi, từ vưng có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào hoàn cảnh. Đọc nhiều sách giúp bạn rèn kỹ năng đoán ngữ nghĩa của từ.
  • Nếu đang ở trình độ thấp, thử đọc những cuốn phù hợp rồi nâng cao dần độ khó. Nếu có vốn từ phong phú và vẫn muốn cải thiện, thử đọc những cuống sách khó hơn.

Đọc những cuốn sách tương tự để hiểu hơn

Việc đọc nhuần nhuyễn đến từ kỹ năng đọc là hiểu từ vựng một cách nhanh và tự nhiên nhất. Để tăng cường sự nhuần nhuyễn này, bạn hãy đọc vài cuốn sách 2-3 lần để nhắc lại những từ và câu đã học.

Phương pháp 3: Ghi chú khi đọc

Để giấy bút bên cạnh mỗi lúc đọc.

Việc ghi chép, hơi khô khan nhưng là một cách cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đọc để học, thử sử dụng sổ ghi chép nhé. Nếy bạn đọc vì sở thích, thì cứ để mẩu giấy bên cạnh cuốn sách.

  • Nếu có thể, ghi chép vào giấy thay vì máy tính hoặc thiết bị điện tử. Khi viết tay, bạn sẽ hiểu sâu và rộng hơn những gì đang viết.
  • Nếu đó là sách của bạn, cứ tự nhiên mà ghi chú vào lề thôi.
  • Viết ra những gì bạn nhớ cho mỗi chương, phần hoặc thậm chí cả đoạn văn. Nếu bạn đã có một khả năng đọc hiểu tốt, bạn sẽ không cần phải ghi quá nhiều.
  • Đừng viết lại cả cuốn sách nhưng cũng đừng viết ít quá.
  • Bất cứ khi nào có nhân vật, sự kiện mới thì ghi lại
  • Giữ những phần ghi chú cẩn thận, khoa học vào quyển sổ để sau này mở lại xem

Đặt câu hỏi theo chủ đề

Tạo thói quen đặt câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu vấn đề, khi bạn cố gắng hiểu những gì xảy ra trong câu chuyện. Tự viết câu hỏi và câu trả lời vào giấy. 3. Sử dụng phương pháp chia đôi cột ghi chú.Cột bên trái ghi nguồn thông tin và tài liệu bạn tra cứu trong văn bản bao gồm số trang, tóm tắt và trích dẫn, và ở cột bên phải, ghi nhận xét của bạn về những gì bạn đang đọc.

  • Ghi chú ở cột trái để nếu sau này cần đọc lại bạn có thể tìm thấy đoạn ghi chú.
  • Ghi chú ở cột phải để biết những ý kiến, nhận xét riêng của bạn về vấn đề đã đọc

Phương pháp 4: Đọc lại có chủ đích

Tìm những ý chính ở đoạn đầu

Nếu bạn đọc những thông tin cơ bản, ví dụ trong sách giáo khoa hay báo, hãy chuẩn bị những dụng cụ có thể giúp bạn. Đọc phần cần chắt lọc như kết luận, mở đầy, tóm tắt để có nhiều thông tin hơn về cái đang đọc.

  • Tìm ý chính trong mỗi phần bạn đọc, sau đó tìm “xung quanh” ý chính đó. Nó thường xuất hiện ở đoạn đầu hoặc cuối.
  • Sử dụng mục lục, tiêu đề phần và tiêu đề để xác định vị trí phần cần đọc.

Vừa đọc vừa nhìn lên nghe giảng.

Nếu bạn đọc để học, hãy tập trung vào những thông tin trong buổi học hơn thay vì những thứ khác.

  • Để có những ý kiến tốt hơn về bài học, chú ý vào những nội dung chính trong bài và những đoạn giáo viên nhấn mạnh, đánh dấu.
  • Đọc BTVN để tìm những thông tin cần ghi chú.

Đọc thêm thông tin trên mạng

Chọn đọc từ khóa hoăc câu quan trọng và chuẩn bị tìm bản mềm để tìm những đoạn liên quan. Đây là cách tốt để bạn biết rằng mình đã đọc một cách hiệu quả, không tốn thời gian.

  • Nếu bạn Nếu không có bản mềm, có thể tìm kiếm trong trong mục lục.

(Nguồn: Comment améliorer sa compréhension écrite – Christopher Tayor

Dịch tiếng Việt bởi: Allezy – Trải nghiệm tiếng Pháp)

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam