Học từ vựng tiếng Pháp với phương pháp Active Recall và Spaced Repetition

Bạn gặp khó khăn khi học từ vựng tiếng Pháp vì học trước quên sau? Hai phương pháp Active Recall và Spaced Repetition chắc chắn sẽ giúp bạn học từ vựng tiếng Pháp hiệu quả, ghi nhớ lâu và sâu.


hoc-tu-vung-tieng-phap-voi-phuong-phap-active-recall-va-spaced-repetition

Active Recall và Spaced Repetition là gì?

Active Recall (Chủ động gợi nhớ kiến thức)

Đúng như cái tên của phương pháp, Active recall là một phương pháp học dựa trên việc bộ não chủ động gợi nhớ lại những kiến thức đã học.

Ví dụ, khi tra từ điển nghĩa của từ “maison”, hãy cố gắng ghi nhớ. Nếu lần sau gặp lại từ này mà ngay lập tức não bạn chưa thể nhớ ra nghĩa, đừng vội tra cứu mà hãy cố gắng lục lại ký ức.

Phương pháp này không chỉ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ mà còn rèn luyện tư duy, liên kết các nội dung đã học.

Spaced Repetition (Lặp lại ngắt quãng)

Spaced Repetition nghĩa là lặp lại ngắt quãng, giúp khắc phục tình trạng học rồi lại quên. Thông thường, não bộ sẽ chỉ ghi nhớ thông tin trong một giai đoạn nhất định, người ta thường nói vui đó là người có trí nhớ ngắn hạn. Để giúp kién thức được ghi nhớ lâu hơn, bạn cần lặp lại việc học nhiều lần, giữa các lần học đảm bảo có khoảng thời gian cho bộ não được “nghỉ” và “sắp xếp” lại các thông tin.

Việc kết hợp Active Recall và Spaced Repetition rất hiệu quả để ghi nhớ nhiều và lâu dài những kiến thức đã học. Nhất là đối với việc học từ vựng tiếng Pháp, chủ động gợi nhớ và lặp lại ngắt quãng giúp bạn cải thiện được vốn từ vựng cũng như cách dùng từ đáng kể.

Học từ vựng tiếng Pháp với phương pháp Active Recall và Spaced Repetition như thế nào?

Vậy kết hợp Active Recall và Spaced Repetition trong việc học từ vựng tiếng Pháp như thế nào là điều bạn đang thắc mắc ngay lúc này đúng không? Có rất nhiều cách để áp dụng hai phương pháp này, bạn có thể linh hoạt và áp dụng một cách sáng tạo, dựa trên điều kiện cá nhân. Dưới đây là một vài gợi ý từ Allezy:

Tự học từ vựng tiếng Pháp bằng Flashcard

Flashcard là phương pháp rất phổ biến khi áp dụng mô hình kết hợp trên. Thông thường khi sử dụng flashcard bản giấy, bạn có thể ghi từ vựng ở mặt trước, nghĩa tiếng Việt hoặc giải nghĩa tiếng Pháp ở mặt sau.

Sau khi học thuộc từ vựng, hãy tự đặt ra thử thách chủ động gợi nhớ cho não bộ bằng cách nhắc lại nghĩa của từ trước khi lật thẻ.

Ngoài ra, flashcard của Allezy cũng có phiên bản online trên nền tảng Quizlet, phù hợp cho việc di chuyển, giúp bạn học mọi lúc mọi nơi.

Tự học từ vựng tiếng Pháp bằng Sơ đồ tư duy

Sau mỗi bài học, chương học, bạn nên tự tổng hợp lại kiến thức. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích, cho phép bạn có cái nhìn tổng quan và logic nhất về những kiến thức đã học. Việc lập sơ đồ tư duy nên được thực hiện sau các chương học và lặp lại khi bạn học đến giai đoạn giữa của chương tiếp theo.

Ví dụ: Trong tuần thứ nhất, bạn học chủ đề nghề nghiệp. Hãy tự lập sơ đồ tư duy những từ vựng đã học vào thời điểm sau: Khi kết thúc tuần học này, giữa tuần học thứ hai, cuối tuần học thứ hai… cứ lặp lại như vậy cho đến khi bạn cảm thấy rất tự tin về vốn từ của mình và có thể sử dụng ngay lập tức, bất cứ khi nào cần.

Tự học từ vựng tiếng Pháp bằng cách Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là việc bạn chủ động tư duy về vấn đề. Ví dụ, khi thắc mắc liệu có sự liên hệ nào giữa hai từ “Agir” và “Action” hay không, hãy chủ động hỏi giáo viên, bạn bè hoặc chính mình để tìm được câu trả lời.

Sau đó, hãy lặp lại một cách ngắt quãng việc tự hỏi và trả lời vấn đề này. Như vậy, bạn chắc chắn sẽ nhớ được hai từ cùng họ này rất lâu.

Tự học từ vựng tiếng Pháp bằng cách Đóng giả giáo viên

Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu! Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các thầy cô giáo lại nhớ kiến thức lâu vậy không? Nếu để ý kỹ, quá trình đi dạy học của giáo viên rất giống với mô hình kết hợp Active Recall và Spaced Repetition. Nhờ việc chuẩn bị bài và giảng bài được lặp đi lặp lại nhiều lần, giữa các lứa học sinh mà kiến thức của thầy cô được ghi nhớ dài hạn.

Bạn có thể thông qua cách tự tổng hợp lại từ vựng và các vấn đề liên quan, sau đó giảng lại bài cho bạn bè, người thân… để tự học từ vựng tiếng Pháp.

Có thể bạn quan tâm:

Một Số Khóa Học Tiếng Pháp Allezy

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Phát âm tiếng Pháp theo bảng IPA

Bảng phiên âm quốc tế IPA giúp bạn học phát âm tiếng Pháp chuẩn xác và dễ dàng hơn ngay từ trình độ sơ cấp.


phat-am-tieng-phap-theo-bang-ipa

IPA là gì

Bảng phiên âm quốc tế IPA (The International Phonetic Alphabe) là bảng ký hiệu các ngữ âm mà dựa vào đó, người học có thể phát âm tiếng Pháp cũng như nhiều ngôn ngữ khác một cách chính xác.

Tại sao học phát âm tiếng Pháp theo bảng IPA

Phát âm tiếng Pháp chuẩn luôn là một thử thách với nhiều người học vì khi mới bắt đầu, việc nghe và phân biệt âm rất dễ bị nhầm lẫn.

Ví dụ: Santé /sɑ̃.te/ – Chanter /ʃɑ̃.te/

https://allezy.vn/wp-content/uploads/2021/10/Phát-âm-tiếng-Pháp-Santé.mp3
Phát âm tiếng Pháp – Santé
https://allezy.vn/wp-content/uploads/2021/10/Phát-âm-tiếng-Pháp-Chanter.mp3
Phát âm tiếng Pháp – Chanter

Nắm được các quy tắc phát âm theo IPA sẽ tạo nền tảng giúp bạn nghe hiểu tiếng Pháp và giao tiếp dễ dàng hơn.

Cách phát âm tiếng Pháp

Học theo quy tắc phát âm tiếng Pháp IPA

Bảng IPA tiếng Pháp gồm các phụ âm, âm nguyên âm mũi, nguyên âm miệng và bán nguyên âm. Muốn đọc thành thạo một văn bản tiếng Pháp, trước hết cần học cách phát âm của từng thành phần cấu tạo nên văn bản, nên từ.

Chẳng hạn, trong phần Phụ âm tiếng Pháp có 20 âm với các ví dụ về các trường hợp phụ âm đứng ở đầu, giữa và cuối từ. Đặc biệt, bạn có thể nhấp chuột vào từng chữ để chọn nghe phát âm và xem khẩu hình miệng.

Luyện phát âm tiếng Pháp

Sau khi nắm vững quy tắc phát âm trong tiếng Pháp, bạn hãy tập đọc thành tiếng cả câu. Nếu chưa nhớ hoàn toàn mặt chữ, chỉ cần đọc ở tốc độ vừa phải. Nếu luyện tập thường xuyên, phát âm sẽ dần nhanh và lưu loát hơn.

Bạn có thể sử dụng phần Luyện tập phát âm ngay trên trang chính của Easy Pronunciation nhé.

Khóa Luyện phát âm tiếng Pháp miễn phí

Nếu cảm thấy việc tự học phát âm tiếng Pháp vẫn còn khó hiểu và mông lung, hãy tìm đến những khóa học về phát âm.

6 Ngày Chinh Phục Phát Âm Tiếng Pháp là khóa học HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ do Allezy biên soạn, nhằm giúp các bạn tự học phát âm tiếng Pháp dễ dàng và hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Một Số Khóa Học Tiếng Pháp Allezy

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Kỹ năng viết tiếng Pháp: Phân tích đề và lập dàn ý bài nghị luận

Bí kíp để có một bài viết tiếng Pháp đạt điểm cao. Cách phân tích đề bài viết tiếng Pháp. Cách lập dàn ý bài viết tiếng Pháp.


ky-nang-viet-tieng-phap-phan-tich-de-va-lap-dan-y-bai-nghi-luan

Bài nghị luận là dạng đề rất phổ biến trong các kỳ thi tiếng Pháp, không chỉ xuất hiện dưới dạng bài viết mà còn ở dạng bài nói.

Đối với bài nghị luận, đòi hỏi bạn có kiến thức về từ vựng, ngữ pháp tốt cũng như kiến thức xã hội để đưa ra những luận điểm chính xác, lập luận logic. Đây là điểm khó của loại văn nghị luận. Chính vì vậy, bạn cần ó kỹ năng xử lý đề bài tốt để tránh nói lạc đề, sai đề.

Kỹ năng viết tiếng Pháp: Phân tích đề nghị luận

Khi đọc đề bài, bạn phải phân tích xem đối tượng chính mà người ra đề muốn hướng tới là gì.

Ví dụ: Les nouvelles technologies vont-elles tuer les livres en version papier?

Hãy trả lời 3 câu hỏi sau:

1. “Thème” chính của đề bài trên là gì? (Công nghệ hay giáo dục?)

2. Đối tượng chính là gì? (Là sách)

3. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? (Có hoặc Không hoặc Ý kiến khác)

Kỹ năng viết tiếng Pháp: Lập dàn ý

Sau khi đã xác định được đối tượng nghị luận, đừng vội bắt tay vào viết bài ngay. Các cụ đã nói “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” thì khi làm bài nghị luận, phải nghĩ thật kỹ dàn ý – tức là những gì bạn sẽ nói hoặc viết.

Viết tiếng Pháp: Mở bài

Trong mở bài nhất định phải đề cập tới đối tượng chính mà bạn đã xác định khi phân tích đề.

Nếu bạn viết nghị luận trong bài thi, tôi khuyên bạn nên viết bài theo kiểu diễn dịch – tức là định hướng rõ ràng người đọc, thuyết phục họ đồng tình với quan điểm phản đối/đồng tình của bạn ngay trong phần Mở bài. Bởi trong trường hợp người chấm bài đọc lướt nhanh, họ có thể dễ dàng tìm thấy ý kiến của bạn ngay ở phần đầu tiên và có khả năng ghi điểm cao hơn.

Mẹo nhỏ: Bạn nên chuẩn bị công thức chung của riêng mình, phù hợp với hầu hết các bài nghị luận.

Viết tiếng Pháp: Thân bài

Đây là phần bạn chứng minh cho quan điểm đã nêu ra ở Mở bài. Bạn có thể chọn cách viết chứng minh hoặc phản biện. Một số lưu ý khi viết thân bài:

  1. Sử dụng từ nối hợp lý.

Ví dụ: Premièrement, Deuxièmement, D’abord, Puis, Ensuite, Enfin…

2. Thể hiện từng luận điểm rõ ràng trong một câu văn đầu tiên/cuối cùng của đoạn

Cách viết diễn dịch hoặc quy nạp là cách viết khá an toàn trong trường hợp bạn làm bài thi. Tuy nhiên, bạn cũng có thể viết theo kiểu tổng-phân-hợp để thể hiện khả năng viết tốt của mình.

3. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, dễ hiểu và đúng

“Nói có sách, mách có chứng”. Bài viết sẽ được đánh giá cao hơn nếu bạn lấy được những dẫn chứng sát đáng, phù hợp với bài luận của mình.

Một số cách để dẫn vào ví dụ: Par exemple, Ainsi, En effet, Notamment, En d’autres termes, C’est à dire, Autrement dit, D’ailleurs…

4. Phản biện

Phần phản biện thể hiện tư duy đa chiều của người viết, tuy nhiên không được chiếm quá nhiều trong bài viết nếu không bài văn của bạn sẽ trở nên vô nghĩa, thiếu logic. Thông thường chỉ kéo dài trong một đoạn văn ngắn, trước khi kết bài.

Viết tiếng Pháp: Kết bài

Khẳng định lại quan điểm cá nhân và gợi ý phương hướng giải quyết, đưa ra câu hỏi gợi mở (nếu có thể).

Từ nối thường được sử dụng trong Kết bài: Ainsi, En somme, Bref, Pour conclure, En résumé, Finalement, En un mot, En définitive, En conclusion…

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Tổng hợp tài liệu luyện nghe tiếng Pháp theo trình độ (Luyện nghe tiếng Pháp A1, luyện nghe tiếng Pháp A2, Luyện nghe tiếng Pháp B1, luyện nghe tiếng Pháp B2…)

Kỹ năng nghe là kỹ năng đòi hỏi bạn cần đầu tư thời gian để luyện tập, hình thành phản xạ với âm thanh. Vậy nên việc rèn luyện bài bản từ cơ bản đến nâng là rất quan trọng, giúp bạn tiến bộ nhanh hơn. Để giúp các bạn trong việc rèn luyện kẽ năng này, Allezy gửi tặng bạn bộ sách luyện nghe tiếng Pháp A1, luyện nghe tiếng Pháp A2, Luyện nghe tiếng Pháp B1, luyện nghe tiếng Pháp B2 và nghe tiếng Pháp C1.


Tài liệu luyện nghe tiếng pháp A1-C1: Compréhension orale (CLE Nationale)

Tài liệu luyện nghe tiếng Pháp A1 – C1 chuẩn DELF-DALF

Tài liệu luyện nghe tiếng Pháp A1 – C1 trên Youtube, Website,…

Ngoài luyện nghe từ các bộ sách, giáo trình, các bạn nên tự luyện với các nguồn học khác như Youtube, Spotify, Netflix, Website,… Sự phát triển của các nền tảng công nghệ cho phép bạn luyện nghe tiếng Pháp thông qua các vlogs, podcast, thời sự, phim ảnh, âm nhạc,…

Tham khảo thêm nguồn luyện nghe tiếng Pháp A1, luyện nghe tiếng Pháp A2, Luyện nghe tiếng Pháp B1, luyện nghe tiếng Pháp B2 và nghe tiếng Pháp C1

Có thể bạn quan tâm

Hy vọng bộ sách luyện nghe tiếng Pháp A1, luyện nghe tiếng Pháp A2, Luyện nghe tiếng Pháp B1, luyện nghe tiếng Pháp B2 và nghe tiếng Pháp C1 sẽ giúp các bạn trong việc nghe hiểu tiếng Pháp.

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Bí kíp luyện nghe tiếng Pháp A1/A2

Bạn cần làm gì để luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 hiệu quả? Luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 ở đâu? Tất tần tật về cách luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu.


bi-kip-luyen-nghe-tieng-phap-a2a1

Những điều cần biết trước khi luyện nghe tiếng Pháp A1/A2

Chọn bài nghe ở trình độ phù hợp

Đừng chọn những bài nghe quá khó so với trình độ hiện tại, nếu không bạn sẽ rất nhanh cảm thấy nản vì không thể nghe hiểu được. Hãy chọn những bài nghe phù hợp với trình độ, có nội dung đơn giản, tốc độ nói chậm và phát âm giọng chuẩn.

Bạn có thể nhờ giao viên tiếng Pháp cung cấp cho mình một vài nguồn luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 để phù hợp với trình độ mới bắt đầu.

Tạo thói quen luyện nghe mỗi ngày

Điều quan trọng nhất để nghe hiểu là bạn phải luyện tập thường xuyên, đều đặn. Nếu không có thời gian, bạn nên tự tạo cho mình thói quen luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 ít nhất 10 phút mỗi ngày.

Có thể tận dụng tối đa ác khoảng thời gian như khi đánh răng, nấu cơm… để nghe. Việc này đặc biệt giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe thụ-động, tức là bạn vẫn có thể hiểu nội dung mà không cần quá tập trung vào cuộc trò chuyện đó.

Chọn chủ đề nghe bạn yêu thích

Để tạo cảm hứng nghe, bạn hãy chọn những chủ đề liên quan tới lĩnh vực yêu thích. Đối với trình độ sơ cấp, các chủ đề thường xoay quanh đời sống hằng ngày như chào hỏi, đi chợ, sở thích, giải trí…

Luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 ở đâu?

Luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 trên mạng

HIện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn tài liệu luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 trên mạng, chẳng hạn như youtube, podcast, phim ảnh, ca nhạc,…

Tham khảo tổng hợp nguồn luyện nghe tiếng Pháp

Ngoài ra, việc sử dụng các ứng dụng học ngoại ngữ để giao tiếp với người bản địa cũng là một hình thức luyện nghe.

Luyện nghe tiếng Pháp A1/A2 trực tiếp

Đây là cách hiệu quả cực kỳ cao. Bạn có thể tham gia các cộng đồng, tổ chức, câu lạc bộ… kết nối người với người nước ngoài để làm tình nguyện viên hướng dẫn du lịch, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,… Bằng cách này, bạn có thể trực tiếp giao tiếp với người bản địa mà không cần phải sang nước ngoài.

Tuy nhiên, cách này sẽ chỉ thực hiện được khi tình hình dịch bênh được kiểm soát và các quốc gia mở cửa du lịch trở lại. Hãy ghi chú lại phương pháp này để có dịp thì thực hành nhé!

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

5 website miễn phí giúp bạn luyện nghe tiếng Pháp

Ngày nay, việc luyện nghe tiếng Pháp đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với sự giúp đỡ của Internet. Tuy nhiên, quá nhiều nguồn học liệu cũng khiến bạn bối rối, không biết nên học ở đâu. Điều đó vô tình làm lãng phí thời gian học của bạn. Allezy sẽ giúp bạn chọn ra những website luyện nghe tiếng Pháp hữu ích nhất, giúp việc luyện nghe tiếng Pháp không còn mông lung nữa.


Luyện nghe tiếng Pháp

Những website luyện nghe tiếng Pháp hữu ích

Luyện nghe tiếng Pháp qua Un jour, un actu

Website dành cho trẻ em nhưng lại cực kỳ hiệu quả với người lớn muốn luyện nghe tiếng Pháp nhé!

Có thể Un jour, un actu là trang web “Mười vạn câu hỏi vì sao” dành cho trẻ em vậy. Chuyên mục “Un jour, une question” sẽ giúp bạn luyện nghe từ cơ bản đến trung cấp, vì nội dung kiến thức là những sự kiện, hiện tượng,… xảy ra trong cuộc sống thường ngày.

Nội dung được trình bày dưới dạng các bài báo ngắn, video hoạt hình hoặc podcast. Đối tượng người nghe của Un jour, un actu là trẻ em nên ngôn từ rất dễ hiểu, văn phong ngắn gọn, tốc độ nói vừa phải, lại có thêm hình ảnh minh họa dễ hiểu.

Luyện nghe tiếng Pháp qua REPORTAGES

Reportages có giao diện tuy trông hơi “cũ” nhưng lại cực kỳ tiện lợi cho bạn luyện nghe tiếng Pháp nhé. Phần nghe trên Reportages được trích từ những bài báo từ nguồn tin cậy với các chủ đề đa dạng, có câu hỏi liên quan và chấm điểm tự động.

http://fr.ver-taal.com/reportages.htm

Luyện nghe tiếng Pháp qua La dictée – TV5Monde

Bạn có nhớ ngày nhỏ, chúng mình có tiết Chính tả tiếng Việt không? Chính tả chính là một trong những phương pháp học ngôn ngữ thông qua kỹ năng nghe viết kèm theo khả năng suy luận ngữ pháp. Khi nghe không tránh khỏi có những từ không nghe được, vì vậy bạn dùng vốn ngữ pháp, từ vựng và những thông tin nghe được để hoàn thiện câu văn.

Luyện nghe tiếng Pháp qua Partajon

Nếu muốn luyện nghe theo đúng “điệu” thi DELF/DALF thì các bạn nên tham khảo mục Compréhension orale của Partajon nhé. Đây là trang cung cấp rất nhiều tài liệu có tính cập nhật và theo sát nội dung các chủ đề thi.

Các bài nghe được phân cấp theo trình độ và gắn tag chủ đề giúp cho việc luyện nghe tiếng Pháp theo kế hoạch sẽ hiệu quả hơn.

https://www.partajondelfdalf.com/category/comprehension-orale/

Luyện nghe tiếng Pháp qua France 24

Là “chị em cùng mẹ” với TV5Monde và loạt trang dành cho cộng đông Pháp ngữ, France 24 là trang thông tin thời sự cập nhật 24h. Bạn có thể luyện nghe thông qua các bản tin trực tiếp để tăng sự tập trung hoặc nghe lại trên các nền tảng khác như website, youtube, soundcloud, spotify…

Đọc thêm về: Top 5 podcasts giúp bạn luyện nghe tiếng Pháp

Thử thách luyện nghe tiếng Pháp

Cùng nghe thử những từ dễ nghe nhầm dưới đây, xem bạn phân biệt được bao nhiêu cặp. Cùng luyện nghe tiếng Pháp thôi nào!

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Top 5 podcasts giúp bạn luyện nghe tiếng Pháp

Làm sao để nghe tiếng Pháp tốt hơn? Bạn có biết nghe podcast là một trong những phương pháp luyện nghe tiếng Pháp cũng như tìm hiểu văn hóa Pháp rất hiệu quả? Cùng Allezy khám phá top 5 podcast thú vị nhất dành riêng cho dân Pháp ngữ nhé!


Tại sao nên luyện nghe tiếng Pháp qua podcast?

Podcast là chương trình âm thanh trên các nền tảng sốvà thường được phát hành trên các nền tảng như iTunes, Spotify, Soundcloud,… Có thể ví von podcast như “radio thời đại số”.

Podcast không chỉ giúp bạn cập nhật thông tin, giải trí,… mà còn cải thiện ngoại ngữ, cụ thể ở đây là kỹ năng nghe tiếng Pháp. Podcast cho phép bạn có thể học chủ động (tập trung lắng nghe podcast và ghi chép) hoặc bị động (ví dụ vừa nấu cơm vừa nghe podcast). Bạn học mọi lúc, mọi nơi.

Chưa kể, hầu hết các nguồn podcast đều miễn phí. Được luyện nghe tiếng Pháp do người bản xứ nói lại không mất tiền, tội gì nhỉ?

Vì vậy mà “dân” học ngoại ngữ rất ưa chuộng phương pháp học với podcast.

Có thể bạn quan tâm

Top 5 podcast giúp luyện nghe tiếng Pháp

top-5-podcasts-giup-ban-luyen-nghe-tieng-phap

Luyện nghe tiếng Pháp qua Transfert

Những câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày sẽ được chia sẻ trên chuyên mục Transfert bởi chính những người từng trải. Họ có thể là bất cứ ai, người nổi tiếng hay những người thầm lặng. Chính nội dung gần gũi với cuộc sống sẽ giúp bạn luyện nghe tiếng Pháp theo một cách tự nhiên và dễ “ngấm” hơn.

Transfert được phát hành bởi kênh podcast Slate.fr, vậy nên các bạn có thể tìm kiếm những chuyên mục khác với các chủ đề như xã hội, văn hóa, thời sự & chính trị,…

Luyện nghe tiếng Pháp qua Learn French by Podcast

Một kênh podcast rất thú vị dành cho những bạn muốn luyện nghe tiếng Pháp bằng tiếng Anh nhé. Các bạn sẽ được nghe một đoạn hội thoại, thuyết minh,… bằng tiếng Pháp; sau đó, người hướng dẫn sẽ đọc lại lại chậm dãi từ mới, cấu trúc câu và giải thích cách dùng cho bạn.

Luyện nghe tiếng Pháp qua Coffee Break French

Một kênh podcast khác giúp bạn ôn luyện kiế thức về ngữ pháp, từ vựng thông qua những chủ đề rất đời thường. Điểm thú vị của Coffee Break French là các mùa được chia theo trình độ, từ dễ đến khó. Vậy nên các bạn mới học có thể luyện nghe tiếng Pháp bằng cách kéo xuống và chọn những podcast cũ để nghe.

Luyện nghe tiếng Pháp qua RFI (Radio France Inter)

Đài RFI có lẽ đã quá quen thuộc với những bạn hay “la cà” trên mạng tìm nguồn học liệu tiếng Pháp rồi đúng không! Không chỉ có những bài báo phục vụ đọc hiểu mà bạn cũng có tể luyện nghe tiếng Pháp và làm các câu hỏi về nội dung đã nghe, có đáp án tham khảo và “transcription” để bạn tự học nhé. Siêu tiện lợi luôn!

Luyện nghe tiếng Pháp qua Thélézy

Nếu cảm thấy quá choáng ngợp bởi những âm thanh “xì xồ” tiếng Pháp, hãy chuyển qua Thélézy – podcast giúp bạn tìm nguồn cảm hứng học tập thông qua những câu chuyện của các bạn trẻ học tiếng Pháp. Những trải nghiệm thú vị, đầy cảm xúc trong quá trình học tập, làm việc, sinh sống trong môi trường Pháp ngữ sẽ mang tới cho bạn động lực học tiếng Pháp cũng như những định hướng với ngôn ngữ này.

Thélézy xuất hiện trên cả nền tảng Spotify cũng như Youtube (dành cho các bạn thích xem cả hình ảnh)

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

4 CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG PHÁP (C.E)

ky-nang-doc-hieu-tieng-phapky-nang-doc-hieu-tieng-phap

Nhiều bạn rất sợ bài đọc hiểu (Nói nhỏ là tôi cũng từng thế, và bài viết này dành cho bạn đó). Tuy nhiên, việc cải thiện kỹ năng đọc hiểu lại rất đơn giản và thú vị đấy nhé. Từ việc rất nhỏ như thay đổi không gian đọc, cách đọc cũng giúp bạn cải thiện đáng kể kỹ năng này và tự cảm thấy chuyện này hay ho hơn nhiều.


Phương pháp 1: Hiểu văn bản

GIẢM THIỂU SỰ MẤT TẬP TRUNG TỪ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Bước đầu tiên để cải thiện kỹ năng đọc hiểu là tìm một không gian giúp bạn tập trung, loại bỏ mọi yếu tố khiến bạn phân tâm và tắt các thiết bị điện tử để tránh những thông báo xuất hiện làm phiền bạn:

  • Tắt TV, nhạc trong không gian bạn đang ngồi. Nếu đang dùng điện thoại, tắt, cài chế độ rung và để nó ở chỗ mà bạn sẽ không thể bị phân tâm bởi những thông báo.
  • Nếu không thể loại bỏ tất cả yếu tố trên ở trong không gian làm việc, hãy tìm một nơi khác. Đến thư viện, phòng học hoặc thậm chí… nhà vệ sinh, bất kỳ nơi nào bạn tìm thấy sự yên tĩnh.
  • Nếu cảm thấy bị làm phiền, thử nghe nhạc cổ điển hoặc nhạc không lời.

THỬ LUYỆN TẬP VỚI NHỮNG BT CAO HƠN ĐỘ CỦA BẠN

Hãy đọc một bài viết ở trình độ cao với một người mà bạn có thể thoải mái thảo luận cùng. Hoặc nhờ giáo viên đưa ra những câu hỏi trọng tâm về nội dung chính của bài viết để bạn có thể hình dung nội dung. Sau khi đọc, tóm tắt những gì bạn hiểu cho họ nghe và cùng trả lời, thảo luận về nội dung của bài.Người đó có thể là giáo viên, bạn hoặc bố mẹ, miễn là họ biết tiếng Pháp, có thể trò chuyện và đặt câu hỏi cho bạn, hãy cùng thảo luận về một bài đọc khó với họ. Điều này có thể gíup bạn thảo luận nhiều hơn về văn bản nếu như có bất kỳ khó khăn gì trong việc hiểu văn bản.

  • Nếu bạn nhờ thầy cô, hãy nhờ họ đưa ra một vài câu hỏi quan trọng để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về văn bản và sau đó giúp bạn trả lời những câu hỏi.
  • Tóm tắt những gì đã đọc với người đó, nhờ họ đặt vài câu hỏi. Nếu không trả lời được, hãy đọc kỹ lại bài để tìm cho tra câu trả lời.
  • Nếu bạn đọc một bài văn khó, thử lên mạng tìm kiếm những đoạn tóm tắt hoặc câu hỏi đọc hiểu.

ĐỌC THÀNH TIẾNG

Đọc thành tiếng là một phương pháp cực kỳ hữu dụng giúp bạn đọc chậm lại và hiểu nhiều hơn, có thời gian phân tích những gì bạn đang đọc. Hơn nữa, đọc thành tiếng cho phép bạn nhìn những con chữ trên trang giấy (việc học thông qua hình ảnh), đồng thời nghe âm thanh (việc học thông qua âm thanh)

  • Nếu bạn thấy dễ hiểu hơn khi nghe đọc một đoạn văn, đừng ngại mà đọc thành lời. Tất nhiên, bạn, bạn muốn đọc sách hơn là nghe sách, nhưng điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng hiểu rất nhiều.
  • Đối với trẻ em, đối tượng có nhiều khó khăn trong việc đọc hiểu, tốt hơn hết là không nên yêu cầu chúng đọc thành tiếng trước mặt người khác để tránh những tình huống xấu hổ có thể xảy ra.
  • Chuẩn bị tay, bút chì hoặc giấy nhớ để ghi lại những từ nghe được. Bằng cách này, bạn buộc phải tập trung để có thể hiểu những gì bạn đang đọc.

ĐỌC LẠI BÀI VĂN ĐỂ HIỂU KỸ HƠN

Đôi khi, trong khi đọc, bạn đọc một đoạn hoặc một câu đến đoạn cuối và nhận ra rằng bạn không nhớ mình vừa đọc gì. Chuyện thường ở phố huyện thôi! Nếu bị như vậy, đừng ngại đọc lại đoạn trước đó để nhớ và hiểu hơn.

  • Nếu bạn không hiểu vấn đề ngay từ lần đầu, đọc lại thật chậm lần hai và chức chắn rằng bạn đã hiểu nó trước khi đọc tiếp.
  • Đừng quên rằng nếu bạn không hiểu hoặc không nhớ những gì đã đọc, sẽ rất khó để đọc hết tài liệu

Phương pháp 2: Phát triển kỹ năng đọc

Bắt đầu với việc đọc từ mức độ phù hợp đến nâng cao

Mức độ bài đọc phù hợp là mức độ mà bạn vừa cảm thấy dễ hiểu nhưng cũng có một chút khó khăn. Thay vì bắt đầu với những thứ khó, hãy đọc những thứ bạn có thể hiểu để phát triển kỹ năng đọc hiểu cơ bản.

  • Trong khi đọc bài ở trình độ phù hợp, bạn không cần phải quá tập trung vào từng từ mà đọc đi đọc lại một câu. Nếu bạn thấy khó hiểu, thì có thể bài đọc đó không phù hợp với trình độ của bạn.
  • Thử làm bài test trên mạng để biết mình đang ở tầm nào
  • Nếu bạn phải đọc để học và nếu cuốn sách đó hơi khó so với bạn, hãy cứ tiếp tục đọc nhưng đồng thời tìm đọc thêm những cuốn dễ hiểu hơn.

Cải thiện vốn từ vựng để hiểu rõ hơn

Nếu bạn không biết nghĩa của một từ, thật khó để cải thiện kỹ năng đọc hiểu. Bạn nên trau dồi vốn từ vựng phù hợp với mục tiêu công việc, học hành 2-3 lần/tuần.

  • Sửu dụng từ điển khi đọc, nó sẽ giúp bạn tra cứu và ghi chú lại những định nghĩa mới mà bạn chưa biết. Điều này sẽ hơi mất thời gian nhưng đó không phải vấn đề.
  • ĐỌc nhiều sách. Đôi khi, từ vưng có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào hoàn cảnh. Đọc nhiều sách giúp bạn rèn kỹ năng đoán ngữ nghĩa của từ.
  • Nếu đang ở trình độ thấp, thử đọc những cuốn phù hợp rồi nâng cao dần độ khó. Nếu có vốn từ phong phú và vẫn muốn cải thiện, thử đọc những cuống sách khó hơn.

Đọc những cuốn sách tương tự để hiểu hơn

Việc đọc nhuần nhuyễn đến từ kỹ năng đọc là hiểu từ vựng một cách nhanh và tự nhiên nhất. Để tăng cường sự nhuần nhuyễn này, bạn hãy đọc vài cuốn sách 2-3 lần để nhắc lại những từ và câu đã học.

Phương pháp 3: Ghi chú khi đọc

Để giấy bút bên cạnh mỗi lúc đọc.

Việc ghi chép, hơi khô khan nhưng là một cách cực kỳ hiệu quả. Nếu bạn đọc để học, thử sử dụng sổ ghi chép nhé. Nếy bạn đọc vì sở thích, thì cứ để mẩu giấy bên cạnh cuốn sách.

  • Nếu có thể, ghi chép vào giấy thay vì máy tính hoặc thiết bị điện tử. Khi viết tay, bạn sẽ hiểu sâu và rộng hơn những gì đang viết.
  • Nếu đó là sách của bạn, cứ tự nhiên mà ghi chú vào lề thôi.
  • Viết ra những gì bạn nhớ cho mỗi chương, phần hoặc thậm chí cả đoạn văn. Nếu bạn đã có một khả năng đọc hiểu tốt, bạn sẽ không cần phải ghi quá nhiều.
  • Đừng viết lại cả cuốn sách nhưng cũng đừng viết ít quá.
  • Bất cứ khi nào có nhân vật, sự kiện mới thì ghi lại
  • Giữ những phần ghi chú cẩn thận, khoa học vào quyển sổ để sau này mở lại xem

Đặt câu hỏi theo chủ đề

Tạo thói quen đặt câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu vấn đề, khi bạn cố gắng hiểu những gì xảy ra trong câu chuyện. Tự viết câu hỏi và câu trả lời vào giấy. 3. Sử dụng phương pháp chia đôi cột ghi chú.Cột bên trái ghi nguồn thông tin và tài liệu bạn tra cứu trong văn bản bao gồm số trang, tóm tắt và trích dẫn, và ở cột bên phải, ghi nhận xét của bạn về những gì bạn đang đọc.

  • Ghi chú ở cột trái để nếu sau này cần đọc lại bạn có thể tìm thấy đoạn ghi chú.
  • Ghi chú ở cột phải để biết những ý kiến, nhận xét riêng của bạn về vấn đề đã đọc

Phương pháp 4: Đọc lại có chủ đích

Tìm những ý chính ở đoạn đầu

Nếu bạn đọc những thông tin cơ bản, ví dụ trong sách giáo khoa hay báo, hãy chuẩn bị những dụng cụ có thể giúp bạn. Đọc phần cần chắt lọc như kết luận, mở đầy, tóm tắt để có nhiều thông tin hơn về cái đang đọc.

  • Tìm ý chính trong mỗi phần bạn đọc, sau đó tìm “xung quanh” ý chính đó. Nó thường xuất hiện ở đoạn đầu hoặc cuối.
  • Sử dụng mục lục, tiêu đề phần và tiêu đề để xác định vị trí phần cần đọc.

Vừa đọc vừa nhìn lên nghe giảng.

Nếu bạn đọc để học, hãy tập trung vào những thông tin trong buổi học hơn thay vì những thứ khác.

  • Để có những ý kiến tốt hơn về bài học, chú ý vào những nội dung chính trong bài và những đoạn giáo viên nhấn mạnh, đánh dấu.
  • Đọc BTVN để tìm những thông tin cần ghi chú.

Đọc thêm thông tin trên mạng

Chọn đọc từ khóa hoăc câu quan trọng và chuẩn bị tìm bản mềm để tìm những đoạn liên quan. Đây là cách tốt để bạn biết rằng mình đã đọc một cách hiệu quả, không tốn thời gian.

  • Nếu bạn Nếu không có bản mềm, có thể tìm kiếm trong trong mục lục.

(Nguồn: Comment améliorer sa compréhension écrite – Christopher Tayor

Dịch tiếng Việt bởi: Allezy – Trải nghiệm tiếng Pháp)

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Tự học số đếm bằng tiếng Pháp từ 1 đến 100 – Les nombres français de 1 à 100

Người ta nói một trong những ác-mộng của dân học tiếng Pháp là số đếm. Sự thực có phải như vậy không? Bí kíp tự học số đếm bằng tiếng Pháp cực nhanh cho dân Pháp ngữ.

tu-hoc-so-dem-bang-tieng-phap-tu-1-den-100-les-nombres-francais-de-1-a-100

  • Để tự học số đếm bằng tiếng Pháp từ 1 đến 69 không hề khó. Bạn cần học thuộc các tí số từ 1-9 và các số tròn chục (10 – 20 – 30…) và ghép vào như trong tiếng Việt.

Ví dụ: Hai mươi ba đọc là Vingt-trois (Vingt: 20 – Trois: 3)

  • Các số tròn chục thường có đuôi “ante” hoặc “ente

Lưu ý: Các số từ 11 đến 16 sẽ có cách ghép đặc biệt

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 1 đến 10

1un
2deux
3trois
4quatre
5cinq
6six
7sept
8huit
9neuf
10dix

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 11-20

11onze
12douze
13treize
14quatorze
15quinze
16seize
17dix-sept
18dix-huit
19dix-neuf
20vingt

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 21 đến 30

21vingt et un
22vingt-deux
23vingt-trois
24vingt-quatre
25vingt-cinq
26vingt-six
27vingt-sept
28vingt-huit
29vingt-neuf
30trente

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 31 đến 40

31trente et un
32trente-deux
33trente-trois
34trente-quatre
35trente-cinq
36trente-six
37trente-sept
38trente-huit
39trente-neuf
40quarante

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 41 đến 50

41quarante et un
42quarante-deux
43quarante-trois
44quarante-quatre
45quarante-cinq
46quarante-six
47quarante-sept
48quarante-huit
49quarante-neuf
50cinquante

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 51 đến 60

51cinquante et un
52cinquante-deux
53cinquante-trois
54cinquante-quatre
55cinquante-cinq
56cinquante-six
57cinquante-sept
58cinquante-huit
59cinquante-neuf
60soixante

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 61 đến 70

61soixante et un
62soixante-deux
63soixante-trois
64soixante-quatre
65soixante-cinq
66soixante-six
67soixante-sept
68soixante-huit
69soixante-neuf
70soixante-dix
  • Từ số 70 trở đi, cách ghép số sẽ phức tạp hơn một chút, khiến nhiều người cảm thấy việc tự học số đếm bằng tiếng Pháp là khó. Nhưng thực tế, chỉ cần hiểu rõ quy luật một chút thì tự học số đếm bằng tiếng Pháp là rất đơn giản.

Ví dụ: 70 = 60+10 nên Bảy mươi đọc là Soixante-dix (Soixante: 60 – Dix:10)

hoặc 99 = 4×20+10+9 nên Chín mươi đọc là Quatre-vingt-dix-neuf (Quatre:4 – Vingt:20 – Dix:10 -Neuf:9)

Người Pháp thật thích làm toán mà!!!

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 71 đến 80

71soixante et onze
72soixante-douze
73soixante-treize
74soixante-quatorze
75soixante-quinze
76soixante-seize
77soixante-dix-sept
78soixante-dix-huit
79soixante-dix-neuf
80quatre-vingts

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 81 đến 90

81quatre-vingt-un
82quatre-vingt-deux
83quatre-vingt-trois
84quatre-vingt-quatre
85quatre-vingt-cinq
86quatre-vingt-six
87quatre-vingt-sept
88quatre-vingt-huit
89quatre-vingt-neuf
90quatre-vingt-dix

Tự học đếm số bằng tiếng Pháp: Từ 91 đến 100

91quatre-vingt-onze
92quatre-vingt-douze
93quatre-vingt-treize
94quatre-vingt-quatorze
95quatre-vingt-quinze
96quatre-vingt-seize
97quatre-vingt-dix-sept
98quatre-vingt-dix-huit
99quatre-vingt-dix-neuf
100cent

Vậy là các bạn đã nắm được bí kíp tự học đếm số bằng tiếng Pháp cực nhanh và hiệu quả cho người mới bắt đầu chưa? Không quá khó phải không nào?!!

Bài viết liên quan

Ngoài tự học số đếm bằng tiếng Pháp, các bạn cũng có thể đón đọc thêm chuỗi bài hướng dẫn tự học cùng Allezy tại đây

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp – Đồ vật thường ngày trong tiếng Pháp

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp. Những đồ vật thường ngày trong tiếng Pháp là gì? Cùng Allezy tìm hiểu nhé

tu-hoc-tu-vung-do-dung-bang-tieng-phap-do-vat-thuong-ngay-trong-tieng-phap

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong nhà

un ascenseurmột thang máy
des meublesđồ nội thất
une moquettetấm thảm
un rideaumột bức màn
un tapistấm thảm

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong bếp

un évierbồn nước
un fourlò nướng
un four à micro-ondeslò vi sóng
un réfrigérateurtủ lạnh

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong phòng ăn

une chaisecái ghế
une tablecái bàn

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong phòng khách

un canapéghế sofa
une chaîne stéréoMột âm thanh nổi
une télévisionmột cái tivi

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong phòng riêng

une armoire, un placardmột cái tủ, một cái tủ
une commodetủ đựng quần áo
un litcái giường
un oreillermột cái gối
un réveilđồng hồ báo thức
un bureaubàn học
une affichemột tấm áp phích
une étagèremột cái kệ
une imprimantemáy in
une lampemột cái đèn
un ordinateurmột máy tính
un téléphonecái điện thoại

Tự học từ vựng đồ dùng bằng tiếng Pháp: Đồ dùng trong nhà tắm

un bain, une baignoiremột bồn tắm, một bồn tắm
une douchemột vòi hoa sen
un lavabobồn rửa
un miroir, une glacemột tấm gương, một tấm gương

Tham khảo thêm các khóa học tại Allezy

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam