Cùng Allezy tìm hiểu những địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Mình bằng tiếng Pháp nhé.


Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Nếu một ngày, người bạn nước ngoài của bạn muốn ghé thăm thành phố mang tên Bác và nhờ bạn giới thiệu những địa điểm thăm quan thì phải trình bày thế nào nhỉ? Hôm nay, chúng mình sẽ tìm hiểu những địa điểm du lịch tại thành phố Hồ Chí Mình bằng tiếng Pháp nhé.

Dinh Độc Lập – Le Palais de la Réunification

Sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam Kỳ, năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam Kỳ. Khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom.

Nơi đây đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm trong lịch sử đất nước như cuộc đảo chính Pháp của Nhật (1945), sự trở lại của thực dân Pháp (1954)… Trong đó, phải kể đến sự kiện Buổi trưa 30/4/1975, hai chiếc xe tăng mang số hiệu 390 và 843 của quân giải phóng cùng tiến vào húc đổ cổng phụ, cổng chính và cắm cờ trên nóc dinh Độc lập – cơ quan đầu não cuối cùng của chính quyền Sài Gòn.

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap
Dinh Độc Lập – Le Palais de la Réunification – Địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp

Ngày nay, Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, tọa lạc ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, ngay giữa trung tâm của thành phố. Địa chỉ này cũng gần những điểm du lịch hấp dẫn khác như Nhà thờ Đức Bà, Công viên 30/4, Bưu điện Trung tâm Thành phố…

Đến tham quan Dinh Độc lập, bạn sẽ rất ấn tượng với kiến trúc cổ điển, những kỷ vật lịch sử… và đặc biệt là cảm giác tự hào dân tộc khi đứng trong bầu không khí như vậy.

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap
Bên trong Dinh Độc lập – À l’intérieur du Palais de la Réunification – Địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp

Nhà Thờ Đức Bà – La Cathédrale Notre-Dame de Saïgon

Nhà thờ Đức Bà (Cathédrale Notre-Dame de Saïgon) ban đầu có tên là Nhà thờ Sài Gòn (l’Église de Saïgon) là một trong những công trình Nhà thờ Công giáo đầu tiên tại Sài Gòn. Nhà thờ được kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard thiết kế xây dựng năm 1880, theo phong cách kiến trúc Roman pha trộn với phong cách kiến trúc Gothic.

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap
Nhà thờ Đức Bà – địa điểm du lịch nổi tiếng thành phố Hồ Chí Minh được gọi là La Cathédrale Notre-Dame de Saïgon trong tiếng Pháp

Trải qua nhiều năm tháng lịch sử cũng như các công cuộc tu bổ của thành phố, Nhà thờ Đức Bà vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp uy nghi, trang trọng và cổ điển của mình, trở thành một trong những biểu tượng khi nhắc tới thành phố Hồ Chí Minh.

Khi đến tham quan nhà thờ, ngoài việc khám phá kiến trúc cổ điển tinh tế, họat động văn hóa tâm linh của người Công giáo (lưu ý tìm hiểu giờ làm lễ của Nhà thờ trước), bạn còn có thể tham gia một số hoạt động như cho bồ câu ăn, thưởng thức văn hóa cà phê bệt và đồ ăn vặt ở khu vực xung quanh.

Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh không thể ra ngoài nhưng bạn vẫn muốn biết sinh hoạt tôn giáo của nhà thờ Đức Bà diễn ra như thế nào thì có thể theo dõi trực tiếp trên Youtube của Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Chợ Bến Thành – Le Marché Bên Thành

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap-cho-ben-thanh
Chợ Bến Thành – Le marché Bên Thành – Địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp

Nếu như Hà Nội có chợ Đồng Xuân (Le marché Dông Xuân) thì TP Hồ Chí Minh có chợ Bến Thành (Le marché Bên Thành). Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành.

Bên trong chợ Bến Thành là sự tấp nập buôn bán hàng hóa từ quần áo, vải sọi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, hoa quả cho đến đồ ăn vặt đặc trưng của miền Nam. Điểm cộng là chợ hoạt động cả ngày lẫn đêm nên du khách không cần lo việc không kịp giờ ghé chơi.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ – La rue piétonne Nguyen Hue

Phố đi bộ Nguyễn Huệ (La rue piétonne Nguyen Hue) trước đây là kênh đào mang tên Kinh Lớn, dẫn nước từ sông Sài Gòn vào thành Gia Định do chúa Nguyễn Ánh xây dựng năm 1790, hai bên kênh tập trung Hoa kiều bán vải vóc.

Năm 1861, sau khi Pháp chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charner đổi tên thành kênh đào Charner (Le canal Charner), hai bên kênh là con đường chạy song song mang tên Rigault de Genouilly (Rue Rigault de Genouilly) và Charner (Boulevard Charner).

Năm 1887, kênh đào bị lấp và sáp nhập với con đường ở hai bờ thành đại lộ Charner (Boulevard Charner) hay còn gọi là đường Kinh Lấp. Nơi đây trở thành khu thương mại sầm uất với các công trình như thương xã Tax, khách sạn Đô Kim và hàng loạt nhà hàng, quán cà phê, thương hiệu nổi tiếng…

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap-pho-di-bo
Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp.

Tháng 4/2015, TP HCM khánh thành công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ với chiều dài 670 m, rộng 64 m.

Ngày nay, phố đi bộ Nguyễn Huệ trở thành điểm đến vui chơi, giải trí yêu thích của người dân cũng như du khách khi đến thành phố Hồ Chí Minh. Rất nhiều hoạt động thú vị dành cho các bạn như đi dạo ngắm cảnh, nghệ thuật đường phố, khám phá ẩm thực, thăm chợ hoa (dịp Tết), chụp ảnh…

Có thể bạn quan tâm đến các địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp:

Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam – Le musée national de l’Histoire du Vietnam

Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam (Le musée national de l’Histoire du Vietnam) là bảo tàng đầu tiên của miền Nam Việt Nam, nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1. Bảo tàng được xây dựng năm 1929, có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse, theo tên Thống đốc Nam Kỳ.

dia-diem-du-lich-thanh-pho-ho-chi-minh-bang-tieng-phap
Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam – Địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp.

Nơi đây được kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa thịnh hành thời bấy giờ, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.

Bên trong bảo tàng có diện tích 3.000m², chia làm nhiều phòng với 18 không gian trưng bày với hơn 40.000 hiện vật của lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến hết thời nhà Nguyễn, văn hóa phía Nam Việt Nam và một số nước châu Á.

Phố người Hoa – Le quartier de Cho Lon (Le quartier chinois)

Phố người Hoa (Le quartier de Cho Lon ou Le quartier chinois) được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, tập trung nhiều người Hoa đến từ Triều Châu, Phúc Kiến… di cư qua Việt Nam để làm ăn, định cư. Khu phố có vị trí ở giữa quận 5 và quận 6, với khu Chợ Lớn nổi tiếng sầm uất, nhộn nhịp.

Đến phố người Hoa chắc chắn phải thưởng thức ẩm thực đặc trưng, mang hương vị kết hợp của ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam như sủi cảo, há cảo, vịt quay Bắc Kinh, mì vịt tiềm hay là cháo Tiều, xôi cadé…

Ngoài ra, còn có thể tham quan một số công trình kiến trúc đặc trưng như chùa Thiên Hậu, hội quán Ôn Lăng, hội quán Hà Chương, hội quán Tam Sơn, hội quán Nghĩa An… và những dãy nhà cổ kính mang âm hưởng kiến trúc Hoa và Pháp đặc sắc

Trên đây là những địa điểm du lịch thành phố Hồ Chí Minh bằng tiếng Pháp, các bạn mau học thuộc để có thể giới thiệu cho bạn bè nước ngoài vẻ đẹp của Việt Nam nhé!

———

Allezy – Tiếng Pháp Online Số 1 Việt Nam